Bột ngọt, hay còn có tên gọi khác là Mì chính, là một trong những gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn không chỉ riêng ở Việt Nam mà còn cả trên thế giới. Tuy nhiên, để sản xuất ra một khối lượng lớn bột ngọt đủ để cung cấp cho thị trường, thì các nhà máy sản xuất bột ngọt lớn, điển hình là nhà máy Ajinomoto phải tạo ra một lượng lớn nước thải. Để xử lý hết được số lượng nước thải này, chúng ta cần một quy trình xử lý nước thải đạt chuẩn và kiểm soát nghiêm ngặt, tránh xảy ra những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người.
Mục tiêu chính của Ajinomoto hướng tới là không phát thải, sử dụng nguồn năng lượng một cách hiệu quả và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dựa trên chu trình áp dụng phương pháp sinh học.
Vậy quy trình xử lý nước thải Ajinomoto thế nào? Có những điểm gì đặc biệt. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay tại bài viết này.
Có thể bạn quan tâm:
Công nghệ xử lý nước thải Ajinomoto
Để bảo vệ cho nguồn tài nguyên nước, Công ty Ajinomoto đã xây dựng và đưa vào 2 hệ thống vận hành gồm: tháp giải nhiệt và xử lý nước thải ứng dụng công nghệ khí nitơ sinh học vào quy trình xử lý nước thải.
Trong quy trình sản xuất tại nhà máy Ajinomoto phải tiêu tốn một lượng lớn nước dùng để giải nhiệt cho hệ thống máy móc, nguồn nước này được lấy từ sông Đồng Nai. Trong năm 2009, lượng nước sông được sử dụng để cung cấp giúp hạ nhiệt độ máy móc lên đến 864.286 m3. Ajinomoto đã ứng dụng công nghệ hiện đại nhất, xây dựng một hệ thống tháp giải nhiệt với bể chứa nước riêng, sử dụng nguyên lý tuần hoàn nước có trong hồ để làm mát cho hệ thống máy. Kể từ khi đi vào hoạt động cho đến năm 2017 thì lượng nước dùng để tản nhiệt giảm đến 84.5% tương đương 125.492 m3.
Đối với hệ thống xử lý nước thải, Ajinomoto đã đầu tư lên đến 100 tỷ đồng, hệ thống xử lý nước thải bằng khí Nito sinh học, áp dụng công nghệ tiên tiến từ Nhật Bản, và có công suất xử lý lên đến 3.400 m3 nước thải trong một ngày.
Nước thải sau khi xử lý sẽ đạt tiêu chuẩn theo quy chuẩn QCVN 40:2011, với sự kiểm soát vô cùng nghiêm ngặt, cùng hệ thống thu ghi dữ liệu quan trắc điều khiển tự động, và được báo cáo trực tuyến lên Sở Tài nguyên và môi trường.
Chương trình không phát thải 3T Ajinomoto
Đối với 2 nguồn chất thải khác nhau gồm chất thải rắn và khí, Ajinomoto cũng có những chương trình để giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực tới môi trường tự nhiên. Cụ thể vào năm 2017, với chương trình “Không phát thải” 3T với nội dung 3T như tiết giảm, tái chế và tái sử dụng. Chương trình này đã thu hồi và tái chế hơn 99,97% lượng chất thải rắn của cả công ty.
Vận hành hệ thống lò hơi sinh học, cung cấp một lượng hơi nước nhằm phục vụ cho việc sản xuất cũng đã góp phần cắt giảm hơn 52% lượng khí thải CO2 độc hại thải ra khỏi môi trường. Sử dụng vỏ trấu ép để làm nguồn nhiên liệu thay thế cho các nguồn nhiên liệu hóa thạch còn có khả năng tiêu thụ 100.000 tấn vỏ trấu trong vòng một năm. Không chỉ tạo ra một nguồn nhiên liệu sạch mà còn giảm lượng chất thải của vỏ trấu thải ra ra môi trường.
Quy trình xử lý nước thải Ajinomoto
Đặc tính của những loại nước thải từ các nhà máy sản xuất mì chính là thành phần của chúng chứa rất nhiều loaị hợp chất hữu cơ ở dạng lơ lửng và cả dạng hòa tan. Nồng độ của các chất COD và BOD ở mức rất cao, kèm theo đó chính là lượng chất béo, dầu mỡ và tinh bột lớn và đó là lý do mà nước thải sẽ mang một mùi hôi thối vô cùng khó chịu kèm theo đó là màu sắc đặc trưng. Bên cạnh đó, sau quá trình nấu lên, nước thải còn có thể phát sinh ra lượng nhiệt rất lớn. Nếu lượng nước thải này không được xử lý triệt để mà sử dụng máy bơm chìm nước thải để xả thải ra môi trường thì sẽ gây ra những hậu quả tiêu cực.
Theo như sơ đồ trên, ta có thể thấy rằng để đạt được tiêu chuẩn nước thải đầu ra phù hợp với tiêu chuẩn QCVN 40:2011 BTNMT cột B thì hệ thống xử lý nước thải phải đáp ứng đầy đủ những yêu cầu khắt khe nhất của các chủ doanh nghiệp và hiệu quả về xử lý nước thải. Những ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải này là chi phí xây dựng và vận hành rất thấp, chiếm diện tích nhỏ, quá trình bảo trì và nâng cấp, cải tạo hệ thống xử lý nước thải vô cùng dễ dàng, các thiết bị máy móc như máy khuấy chìm, máy sục khí chìm, máy thổi khí cũng dễ dàng tìm mua. Công nghệ xử lý nước thải như trên sẽ đáp ứng được những bài toán về vốn cũng như về chi phí hoạt động cho nhà máy. Sau khi nước thải được điều chỉnh về nồng độ và lưu lượng phù hợp sẽ được đưa qua bể Fenton để loại bỏ được các loại vi sinh vật gây ra bệnh.
Do lượng tỉ lệ các chất khí Nitơ và Photpho cao nên lượng nước thải sẽ được đưa đến bể Anoxic, tại bể xử lý sinh học hiếu khí các chất hữu cơ sẽ được xử lý nhờ vào các vi sinh vật hiếu khí có trong bể. Tại đây khí oxy sẽ được sục vào bể để tạo ra điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển tốt. Bùn hoạt tính sinh ra sẽ được lắng ở các bể lắng sinh học, lượng nước được tách ra khỏi lớp bùn sẽ được chuyển qua bể lọc áp lực (sử dụng máy bơm chìm hút bùn Evergush) nhằm làm sạch các loại cặn bẩn trước khi chúng được chuyển qua bể khử trùng sau đó mới thải ra ngoài môi trường. Bùn dư sau quá trình xử lý này được tuần hoàn một phần để về bể Anoxic, số còn lại thì được chuyển qua bể chứa bùn để chuyển qua các bước xử lý tiếp theo.
Nước thải sau khi đã được xử lý sẽ đạt tiêu chuẩn xả thải là QCVN 40:2011 BTNMT cột B.