Khi trạm cấp nước Đô Lương (Nghệ An) tạm dừng hoạt động, nhiều gia đình không kịp xoay xở, do không xây dựng hệ thống nước dự trữ và bỏ giếng đào, giếng khoan nên phải đầu tư thêm máy bơm giếng khoan gia đình gây ra gánh nặng về kinh tế cho người dân.
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, ngày 18-8, UBND tỉnh Nghệ An có công văn gửi các đơn vị về việc đóng nước kênh chính để phục vụ thi công hợp phần 1 dự án khôi phục, nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An trong 21 ngày, kể từ ngày 22-8 đến 13-9.
Trạm cấp nước Đô Lương bơm nước trực tiếp trước cống Mụ Bà, bờ hữu kênh chính Đô Lương. Khi đóng cống để phục vụ dự án trên, trạm cấp nước buộc phải dừng hoạt động do không có nguồn nước thô từ sông Lam.
Trong nhiều năm qua, người dân 7 xã, thị trấn của huyện Đô Lương được sử dụng nguồn nước từ trạm cấp nước Đô Lương. Khi bị cúp nước, người dân mang can nhựa, bình đựng nước ngược xuôi khắp nơi để mua nước về dùng.
Vừa mua 4 can nước hết 80.000 đồng, bà Tràn Thị Duyên – ngụ xã Đông Sơn, huyện Đô Lương – than thở: “Cúp nước đột ngột nên gia đình tôi buộc phải đi mua nước từ chỗ khác về dùng. Nước ít, dùng phải tiết kiệm từ nấu ăn, tắm giặt. Tình trạng này còn kéo dài thì gia đình tôi cũng không biết mua ở đâu”.
Trước đó, ngày 6-6, do sự cố vỡ đập Bara Đô Lương, mực nước sông Đào – nơi đặt trạm máy bơm nước Ebara của Ý Đô Lương – xuống gần 2m, mức thấp nhất từ trước tới nay, gây thiếu hụt nguồn nước cung cấp sản xuất nước sạch cho hơn 7.800 hộ dân ở 7 xã và thị trấn Đô Lương.
Ông Nguyễn Xuân Long – tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên thủy lợi Bắc Nghệ An – cho biết việc đóng kênh chính Đô Lương tuy không ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, do phần lớn diện tích lúa đã chắc xanh, nhưng trạm cấp nước Đô Lương phải dừng hoạt động do công ty không có phương án cấp nước thô trong giai đoạn này.
Trạm trưởng trạm quản lý máy bơm nước sinh hoạt pentax Đô Lương Võ Đăng Dũng cho hay trước tình thế cấp bách, phía huyện đã làm việc với đơn vị thi công cho mở tạm kênh chính Đô Lương để cấp nước thô trở lại sản xuất nước sạch cho người dân.
“Nguồn nước thô cho trạm cấp nước đang phụ thuộc vào tuyến kênh, nếu có đường ống dẫn nước thô từ sông Lam về trạm cấp nước thì chúng tôi sẽ chủ động sản xuất nước sạch lâu dài cho bà con hơn” – ông Dũng kiến nghị.
Những ngày qua, cuộc sống sinh hoạt và sản xuất của hơn 7.800 hộ dân sử dụng nước sạch từ trạm cấp nước Đô Lương, Nghệ An bị ảnh hưởng do trạm cấp nước này phải tạm dừng hoạt động.
Nguồn: tuoitre.vn