Motor giảm tốc là thiết bị được sử dụng rất nhiều trong các băng chuyền sản xuất. Rất nhiều khách hàng đã bình luận trên website maybomnuoclytam.com hỏi về động cơ giảm tốc là gì? Động cơ giảm tốc và hộp giảm tốc có liên quan gì với nhau không? Hôm nay máy bơm nước Thuận Phú Group xin đưa ra những khái niệm cơ bản và dễ hiểu nhất để cho bạn có thể dễ hình dung hơn về hai loại thiết bị này.
Motor giảm tốc là gì?
Motor giảm tốc được định nghĩa là động cơ điện có tốc độ thấp, tốc độ đã giảm đi nhiều (có thể là 1/2, 1/3, 1/4, 1/5, 1/8, 1/10, 1/15,…) so với động cơ thông thường ở cùng công suất và số cực (xem thêm động cơ 2, 4, 6, 8 cực là gì)
Motor giảm tốc được cấu tạo từ hai thành phần chính là:
- Động cơ điện
- Hộp giảm tốc
Bạn xem hình bên dưới sẽ hiểu được rõ hơn về cấu tạo của motor giảm tốc
Như hình trên ta có thể thấy:
Motor giảm tốc = động cơ điện + hộp giảm tốc
Động cơ điện là gì
Động cơ điện là thiết bị điện sử dụng điện để hoạt động, động cơ điện được phân ra làm hai loại là:
Động cơ điện sử dụng điện năng chuyển hóa thành cơ năng, giúp vận hành các thiết bị và máy móc như: băng chuyền, máy bơm nước, quạt điện, cẩu trục,… Đa số các loại động cơ điện hiện nay đều đạt chuẩn IE2, IE3,.. (xem định nghĩa động cơ IE3 là gì)
Hộp giảm tốc là gì
Định nghĩa
Hộp giảm tốc là một thiết bị cơ học, bên trong hộp giảm tốc có chứa nhiều bánh răng, trục vít,… giúp truyền động nhằm giảm tốc độ vòng quay của động cơ điện (tuy nhiên tốc độ ở đây không phải là tốc độ dài).
Hộp giảm tốc hoạt động trên nguyên lý cơ cấu truyền động ăn khớp trực tiếp, có tỷ số truyền không đổi nhằm giảm vận tốc góc, tăng mô men xoắn. Hộp giảm tốc được đặt nằm giữa động cơ điện và tải, tức là cốt của động cơ điện sẽ gắn với hộp giảm tốc, và cốt của hộp giảm tốc sẽ gắn với tải (xích, đai, nối cứng).
Vậy khi nào thì cần dùng tới hộp giảm tốc? Khi số vòng quay mong muốn quá nhỏ so với các động cơ điện thông thường đang được sử dụng ( tốc độ động cơ thông thường là 2900 rpm, 1450 rpm, 960 rpm).
Tác dụng của hộp giảm tốc là gì?
Sẽ có nhiều bạn nghĩ rằng tại sao lại phải sản xuất hộp giảm tốc trong khi đó ta có thể sản xuất ra một động cơ điện có số vòng quay nhỏ như yêu cầu thực tế đưa ra. Suy nghĩ của bạn hoàn toàn đúng, tuy nhiên các bạn phải nên biết rằng để quấn được động cơ có số vòng quay nhỏ không hề đơn giản, và còn tốn kém nhiều chi phí hơn so với việc sử dụng hộp giảm tốc.
Mặt khác, để sản xuất được động cơ có mô men xoắn và số vòng quay theo ý muốn thì cực kỳ khó, người ta gọi đó là tỷ số truyền.
Hộp giảm tốc gồm có những loại nào?
Có hai cách để bạn phân loại hộp giảm tốc đó là phân loại theo tỷ số truyền và loại truyền động.
Phân loại theo tỷ số truyền:
- Hộp giảm tốc một cấp
- Hộp giảm tốc nhiều cấp
Phân loại theo loại truyền động:
- Hộp giảm tốc bánh răng trụ: khai triển, phân đôi, đồng trục.
- Hộp giảm tốc bánh răng côn hoặc côn – trụ.
- Hộp giảm tốc trục vít – bánh răng.
- Hộp giảm tốc bánh răng – trục vít: ở đây ta thiết kế một hộp giảm tốc 2 cấp + một bộ truyền ngoài.
Nguyên lý hoạt động của hộp giảm tốc
Như phần trên chúng tôi đã trình bày về cấu tạo của hộp giảm tốc, từ đó mà ta có thể hiểu được về nguyên lý hoạt động của hộp giảm tốc như sau:
Hộp giảm tốc thường là một hệ bánh răng bao gồm nhiều bánh răng thẳng và răng nghiêng lần lượt ăn khớp với nhau theo đúng tỷ số truyền và mô men quay đã thiết kế để lấy ra vòng quay cần thiết.
Cũng có một số loại hộp giảm tốc không xài hệ bánh răng vi sai hoặc hệ bánh răng hành tinh, đối với loại hộp giảm tốc này thì kích thước sẽ nhỏ gọn, và chịu được áp lực làm việc lớn.
Do đó, tùy vào tính chất công việc mà kỹ thuật viên sẽ tính toán và lên kế hoạch sử dụng một hộp giảm tốc cho phù hợp.
Trên đây là những hiểu biết của chúng tôi về motor giảm tốc, hi vọng sẽ giúp ích được cho bạn trong quá trình lựa chọn motor bơm nước giảm tốc phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng.
Nếu thấy bài viết hay, hãy like và chia sẻ bài viết này để bạn bè của bạn cùng đọc nhé!