Lỗi thiết kế cụm tháp giải nhiệt thường gặp trong hệ thống Water Chiller

Chúng ta đã biết tháp nhiệt là một trong những thiết bị chính của hệ thống chiller giải nhiệt nước và nhiệm vụ chính của chúng là giải nhiệt cho nước qua bình ngưng tụ của chiller.

Tháp giải nhiệt được sử dụng rộng rãi ở hầu hết các công trình quy mô lớn như: Tòa nhà văn phòng cao tầng, trung tâm thương mại, nhà máy…

Trong những dạng công trình đó thì tòa nhà cao tầng và trung tâm thương mại thường hay xảy ra sự cố tràn nước ở tháp giải nhiệt mà lỗi xuất phát từ việc thiết kế ít ai để ý tới.

Tại sao lại như vậy chúng ta cùng đi vào chi tiết để hiểu hơn và phòng tránh trong quá trình thiết kế.

Ta thấy hầu hết các công trình lớn đều có công suất lớn nên hệ tháp giải nhiệt thường bao gồm nhiều cụm tháp giải nhiệt được vận hành.

 

Có thể bạn quan tâm: máy bơm nước Ebara dùng cho tháp giải nhiệt

 

Đối với các công trình nhà máy thì thời gian hoạt động tải thường cố định và ít biến thiên nên không vấn đề gì xảy ra. Còn các dự án cao ốc văn phòng và trung tâm thương mại tải luôn biến đổi và công suất lạnh cũng biến thiên theo tải vào từng thời điểm. Chính vì vậy để tiết kiệm năng lượng thì các cụm tháp giải nhiệt hoạt động độc lập hoặc cùng lúc nhiều cụm theo chiller và theo tải yêu cầu trong từng thời điểm.

Như hình 1 và hình 2 ta thấy điểm khác nhau đó là hình 1 chỉ có hệ van điện từ ở đường nước vào tháp còn hình 2 thì có van điện từ cho cả 2 đường nước vào và ra. Thiết kế như hình 1 là nguyên nhân chính dẫn đến tràn nước tại tháp giải nhiệt.

 

Thiết kế tháp giải nhiệt
Thiết kế tháp giải nhiệt
Thiết kế tháp giải nhiệt
Thiết kế tháp giải nhiệt

 

 

Chúng ta sẽ phân tích hình 1 theo trường hợp hoạt động như sau:

Khi hoạt động đầy tải sẽ không có hiện tượng tràn nước do tất cả các cụm tháp giải nhiệt đều hoạt động và lượng nước qua các tháp giải nhiệt là như nhau.

Trong trường hợp tải thấp và chỉ có một chiller hoạt động tương ứng sẽ có một tháp giải nhiệt hoạt động. Khi đó bơm giải nhiệt phía chiller hút nước từ tháp về chiller theo đường góp chung giữa các tháp. Do phía trên đường nước vào tại hai tháp giải nhiệt không hoạt động, van điện từ sẽ đóng lại. Nên sẽ xảy ra hiện tượng nước trong hai tháp không hoạt động cũng sẽ bị hút về đường hồi vào bơm nước Pentax Ý giải nhiệt nên khi hai tháp giải nhiệt này mất nước thì van phao trong tháp với cơ chế châm nước hao hụt trong hệ thống sẽ tự động mở ra để bổ sung nước vào hệ thống. Trong khi lượng nước trong hệ thống thực chất vẫn đủ và không bị hụt nước nên được hiểu như là hiện tượng mất nước giả trong hệ thống. Khi lượng nước trong hệ thống được bổ sung nhiều dẫn đến tình trạng dư, tràn nước trên tháp giải nhiệt đang hoạt động vì lượng nước trên tháp giải nhiệt đang hoạt động đang đầy. Trong trường hợp này sự tràn nước hầu hết sẽ được xả qua đường xả tràn của tháp giải nhiệt gây lãng phí nước lớn. Tuy nhiên nếu hệ thống lớn thì lượng nước dư sẽ lớn và nước thoát không kịp qua đường xả tràn dẫn đến việc nước sẽ tràn ra khỏi tháp.

Do đó để hệ thống được kiểm soát chặt chẽ cũng như khắc phụ hiện tượng tràn nước khi hoạt động tải thấp thì cần lưu ý thiết kế van điện từ ở cả hai đường cấp và hồi về chiller để đóng mở cho các cụm tháp khi hoạt động như hình 2.

Ý kiến bình luận



Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *