Động Cơ Điện Xoay Chiều Một Pha Là Gì?

Động cơ điện xoay chiều một pha được sử dụng rất nhiều trong dân dụng như quạt điện, mô tơ bơm nước, các loại đồ điện gia dụng. Hôm nay chúng tôi xin chia sẻ đến các bạn định nghĩa động cơ điện xoay chiều một pha là gì, cấu tạo và nguyên lý hoạt động ra sao, công dụng của động cơ điện xoay chiều một pha này.

Động cơ điện xoay chiều một pha là gì?

Động cơ điện xoay chiều một pha là loại động cơ thường có công suất nhỏ không quá vài kW trở xuống sử dụng điện xoay chiều 1 pha, được dùng phổ biến trong sản xuất nhỏ (máy dụng cụ cầm tay) và trong đời sống (các loại quạt điện, đồ điện gia dụng), vì máy có cấu tạo đơn giản, gọn nhẹ nên chỉ cần sử dụng nguồn điện có hai dây. Thường có một số loại như:

  • Động cơ điện không đồng bộ một pha có vòng ngắn mạch (công suất dưới 150w).
  • Động cơ không đồng bộ một phat dùng tụ điện hoặc có vòng dây chập ngược.
  • Các kiểu động cơ này đều dùng rôto lồng sóc để chạy các máy gia dụng.
  • Động cơ điện vạn năng: cả stato và rôto đều có dây quấn.

 

Xem thêm: Giáo trình sửa chữa thiết bị điện

Cấu tạo, nguyên lý làm việc, công dụng của động cơ điện vạn năng

1. Cấu tạo

Động cơ điện vạn năng chạy điện một pha có cấu tạo tương tự như động cơ điện một chiều kích từ nối tiếp.

  • Phần tĩnh (stato): có các cực từ là những lá thép Silic ghép lại (khác với máy điện một chiều nhỏ dùng thép đúc) để giảm nhỏ tổn hao sắt cho máy khỏi nóng quá. Thường có hai cực lồi (giống quạt điện vòng chập) để quấn hai cuộn dây kích từ. Trên mặc cực không có vòng chập mạch như quạt điện xoay chiều, số vòng dây quấn thì ít hơn máy điện một chiều.
  • Phần quay (rôto): cũng có cổ góp điện và lõi dẫn từ bằng thép lá Silic được dập các rãnh để quấn dây dẫn ra cổ góp điện và chổi than như máy điện một chiều (hình 2-1a).
Động cơ điện vạn năng
(Hình 2-1 : Động cơ điện vạn năng; a: Cấu tạo; b: Sơ đồ nối dây)

 

2. Nguyên lý làm việc

Nguyên lý làm việc của động cơ điện vạn năng tương tự như ở máy điện một chiều kích từ nối tiếp.

Từ trường của cực từ chính φc tác dụng với dòng điện ở cuộn dây phần ứng Iư tạo thành mômen quay. Vì mạch điện vào động cơ qua rôto và stato nối tiếp nhau, do đó có thể coi φc và Iư cùng pha và mô men do chúng sinh ra có chiều tác dụng không đổi làm cho động cơ quay.

 

3. Công dụng

Động cơ điện vạn năng có khả năng làm việc cả ở nguồn điện một chiều lẫn nguồn điện xoay chiều một pha. Khi làm việc với điện 1 chiều thì số vòng cuộn kích từ nhiều hơn và hiệu suất cũng cao hơn (hình 2-1b).

Phần cảm (stato) đấu nối trực tiếp với phần ứng (rôto) qua hai chổi than đặt trên đường trung tính hình học và đối xứng qua tâm. Dòng điện qua mỗi nhánh của phần ứng bằng 1/2 dòng điện chính Ic qua chổi than.

 

Motor máy may
Hình ảnh Motor máy may

 

Ưu điểm nổi bật của nó là thuận tiện, chỉ với hai dây điện nguồn có tần số công nghiệp mà máy quay được tốc độ rất cao (máy cắt, máy mài tay,… có khi đến 1500 vòng/phút) chạy khỏe, mômen khởi động cao (giống như động cơ điện một chiều kích từ nối tiếp). Máy lại có khả năng điều chỉnh tốc độ dễ dàng bằng biến trở (động cơ máy may), thay đổi điện nguồn hoặc quấn thêm vài nấc dây vào cuộn kích từ, nối tiếp qua điốt ở tốc độ chậm (máy sinh tố) để máy vẫn khỏe.

Động cơ điện vạn năng được sử dụng nhiều trong công nghiệp, giao thông vận tải và trong dân dụng như: các loại quạt lắp trên ô tô, tàu hỏa, động cơ cho máy máy, máy bơm Pentax, máy hút bụi, các loại máy công cụ cầm tay như: máy mài, máy khoan, máy cắt, máy đột, máy bào gỗ,…

 

Xem thêm:

Quấn Động Cơ Điện Xoay Chiều Một Pha (Phần 1)

Quấn Động Cơ Điện Xoay Chiều Một Pha (Phần 2)

Ý kiến bình luận



Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *