Cấp nước bằng trạm bơm lấy nước từ biển để nuôi trồng thủy sản

ỨNG DỤNG GIẢI PHÁP CẤP NƯỚC BẰNG TRẠM BƠM LẤY NƯỚC TRỰC TIẾP TỪ BIỂN CHO KHU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN XÃ HOÀI MỸ VÀ HOÀI HẢI, HUYỆN HOÀI NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

 

 

 

Tóm tắt: Giải pháp cấp nước cho nuôi trồng thủy sản đang được nhiều nhà khoa học nghiên cứu, nhất là trong bối cảnh hiện nay tình hình nguồn nước cho nuôi trồng, sản xuất ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng, dẫn đến dịch bệnh thường xuyên xảy ra, năng suất nuôi trồng bị ảnh hưởng mạnh, chất lượng không đảm bảo.

Biển được biết đến là nguồn cung cấp nước dồi dào, chất lượng nước tương đối tốt và ổn định. Tuy nhiên, việc đưa nước từ biển vào để phục vụ nuôi trồng là một vấn đề rất khó khăn, nhất là ở các vùng có địa hình cao hơn mực nước triều, vùng bị chia cắt,…. Có rất nhiều giải pháp đặt ra, song mỗi phương án khai thác đều có những ưu nhược điểm riêng. Qua phân tích cho thấy việc xây dựng trạm bơm lấy nước trực tiếp từ biển để cấp nước cho nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả cao. Để áp dụng giải pháp này cho khu nuôi trồng thủy sản xã Hoài Mỹ và Hoài Hải, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định cần đi sâu vào phân tích tình hình thực tế vùng nuôi và vận dụng các kiến thức mang tính thực tiễn cao.

 

Xem thêm:

Nước sông cầu Đỏ (TP. Đà Nẵng) bị nhiễm mặn

 

ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3.260 km với nhiều cửa sông và đầm phá ven biển, tạo nên một vùng diện tích đất ngập nước rộng lớn và các cồn cát bãi ngang chạy dọc ven biển có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển ngành sản xuất muối và nuôi trồng thủy sản (NTTS). Theo Báo  cáo  kết  quả  thực  hiện  kế  hoạch  tháng 12/2015  ngành  Nông  nghiệp  và  PTNT,  toàn quốc có 15.172 ha đất làm muối và 1,2 triệu ha đất nuôi trồng thủy sản các loại, tạo ra 1,5 triệu tấn muối và 3,5 triệu tấn thủy sản với giá trị khoảng 144 nghìn tỷ đồng, mang lại giá trị kinh tế và xuất khẩu cao, chiếm tỷ trọng 4,2% giá trị xuất khẩu và 3,3% GDP của cả nước năm 2015 (Bộ NN&PTNT, 2015).

Riêng trong lĩnh vực NTTS,  do nguồn  vốn đầu tư còn hạn chế nên việc phát triển vùng nuôi không đi đôi với việc đầu tư đồng bộ về hạ tầng, hệ  thống  cấp  thoát  nước.  Hệ  thống  cấp  thoát nước không phân định rõ, dần dần làm ô nhiễm nguồn nước trong khu vực dẫn đến dịch bệnh và năng suất nuôi trồng bấp bênh. Trước tình hình trên, nhiều hộ nuôi tự khoan giếng để lấy nước nuôi  trồng,  số  lượng  giếng  khoan  ngày  càng nhiều  gây  ảnh  hưởng  nghiêm  trọng  đến  vùng nước ngầm làm cho tình hình ngày càng thêm nghiêm trọng.

Để phát triển NTTS một cách bền vững, các công trình thủy lợi là rất cần thiết. Chúng làm nhiệm vụ cung cấp và tiêu thoát nước, là những hạng mục công trình không thể thiếu trong tất cả các vùng nuôi.

Trong  phạm  vi  bài  báo  này,  tác  giả  xin được khái quát một cách chung nhất về việc ứng dụng giải pháp cấp nước bằng trạm bơm lấy nước trực tiếp từ biển cho khu NTTS xã Hoài Mỹ và Hoài Hải, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.

 

KHU VỰC NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG

Vùng  nuôi  trồng  thủy  sản  xã  Hoài  Hải  và Hoài Mỹ được xây dựng trên khu đất trũng thấp nằm ở khu vực hạ lưu sông Lại Giang, dọc hai bên nhánh sông Nước Lợ, kéo dài từ cầu Hoài Hải đến sát khu tái định cư Diêu Quang, trên địa bàn các thôn Kim Giao Nam, Kim Giao Thiện, Diêu Quang (xã Hoài Hải) và thôn Công Lương (xã Hoài Mỹ), huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.

 

Hình 1. Bản đồ không ảnh vị trí xây dựng trạm bơm và vùng nuôi trồng thủy sản
Hình 1. Bản đồ không ảnh vị trí xây dựng trạm bơm và vùng nuôi trồng thủy sản

 

Toàn bộ khu nuôi tôm xã Hoài Hải và Hoài Mỹ có diện tích tổng cộng là 70,0 ha, trong đó đã hình thành 97 ao nuôi tôm với diện tích mặt nước 45,12 ha, còn lại là diện tích sông suối và đất hoang chưa sử dụng. Trong số đó thôn Công Lương  (xã  Hoài  Mỹ) có 34 ao diện tích mặt nước 16,82 ha; thôn Kim Giao Nam, Kim Giao Thiện, Diêu Quang (xã Hoài Hải) có 63 ao diện tích mặt nước 28,30 ha.

Để cấp nước cho NTTS, hiện nay các hộ nuôi tôm đều sử dụng giếng  khoan khai thác nước ngầm tại chỗ và khoan giếng dọc sát mép biển bơm vào ống đưa về các ao nuôi. Các giếng khoan được bố trí rải rác trên bờ các ao nuôi và trong các khu rừng phòng hộ ven biển, trung bình mỗi hồ có 2-3 giếng. Do việc khai thác quá mức nên nguồn  nước ngầm tại chỗ đã bị sụt giảm, mực nước ngầm tại khu nuôi hiện tại sâu 17-18m, so với năm 2000 đã hạ thấp 1,3-1,5m, đồng thời nước thải và chất ô nhiễm theo các hố khoan  xâm  nhập  vào  tầng  nước  ngầm  gây  ô nhiễm nguồn nước.

Nhằm khắc phục tình trạng này, Nhà nước đã quyết định đầu tư xây dựng một hệ thống cấp nước hoàn chỉnh và chủ động, với tiêu chí đáp ứng các chỉ tiêu chất lượng phục vụ NTTS và bảo vệ môi trường, ổn định trong các điều kiện thời tiết. Hệ thống bao gồm 01 công trình lấy nước trực tiếp từ biển và hệ thống đường ống phân phối nước đến tận các ao nuôi bằng ống HDPE có van điều tiết và đồng hồ đo đếm lưu lượng cho từng ao nuôi.

 

GIỚI THIỆU GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ

Các  loại giải pháp  cấp  nước  cho khu nuôi trồng thủy sản ven biển

  • Cấp nước tự chảy, lấy nước từ các cửa sông hoặc đầm phá thông qua hệ thống kênh, áp dụng đối với các vùng nuôi có địa hình thấp và nguồn nước chưa bị ô nhiễm;
  • Cấp nước bằng động lực, lấy nước từ các giếng khoan hoặc bơm nước trực tiếp từ biển, áp dụng  đối  với  các  vùng  nuôi  có  địa  hình  cao không thể lấy nước tự chảy, vùng ven biển cửa sông có nguồn  nước bị ô nhiễm,  vùng có địa hình chia cắt, v.v

 

Lựa chọn giải pháp

Xuất  phát  từ thực  trạng,  kết  hợp  với  phân tích điều kiện thực tế của vùng nuôi, nhận thấy:

  • Phía  Bắc  vùng nuôi  cách  cửa  sông  Lại Giang  khoảng  1.000m,   vùng  nuôi  có  địa hình không cao lắm nên giải pháp cấp nước tự  chảy,  lấy  nước  từ  cửa  sông  Lại  Giang thông qua hệ thống kênh đã áp dụng từ lâu nhưng  không  mang  lại  hiệu  quả  bởi  chất lượng  nước   mặt  không   đảm  bảo  và  phụ thuộc vào chế độ triều.
  • Hiện tại, giải pháp tự phát của các hộ nuôi là khoan giếng khai thác nước ngầm tại chỗ và khoan giếng dọc sát mép biển rồi bơm vào ống đưa về các ao nuôi. Giải pháp này ban đầu đã mang lại hiệu quả nhưng sau thời gian đã gây ra hậu  quả  làm  sụt  giảm  mực  nước  ngầm,  trữ lượng nước hạn chế và làm nguồn nước ngầm bị ô nhiễm.
  • Nhận thấy vùng nuôi trải dài và cách mép nước biển chỉ khoảng 200m nhưng phía Đông vùng nuôi bị chia cắt với biển bởi dải đất cao với khu dân cư đông đúc nên giải pháp cấp nước bằng trạm bơm lấy nước trực tiếp từ biển được áp dụng là phù hợp với tình hình NTTS hiện tại tại xã Hoài Hải và Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.

 

Lựa chọn công nghệ

Tiêu chí lựa chọn công nghệ

Các tiêu chí chính để lựa chọn công nghệ gồm:

  • Đáp ứng các điều kiện nuôi tôm an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT;
  • Bền vững với môi trường;
  • Phù  hợp  tập  quán  sản  xuất  hiện  tại  của người dân;
  • Khả thi về giải pháp xây dựng và cung cấp thiết bị;
  • Thuận tiện cho việc quản lý và vận hành công trình.

 

Các  giải  pháp  công  nghệ  kỹ thuật chính

Trên cơ sở đó chúng tôi đề xuất giải pháp công nghệ áp dụng cho dự án Xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi tôm xã Hoài Hải và Hoài Mỹ như sau:

a) Về phương pháp tính toán

  • Chọn nguồn nước cấp:

Quy  trình  nuôi tôm cho  vùng nuôi  tôm xã Hoài Hải và Hoài Mỹ là quy trình nuôi tôm thẻ chân  trắng  (Penaeus  vannamei  Boone,  1931) theo  hình  thức  thâm  canh,  áp dụng theo  Quy chuẩn  quốc  gia về  cơ sở nuôi  tôm nước lợ – Điều kiện đảm bảo vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực   phẩm   (QC 02-19:2014/BNN&PTNT).

 

  • Tính toán thông số công trình đầu mối:

Trên cơ sở yêu cầu dùng nước của vùng và thời  gian  cấp  nước,  tính  được  lưu  lượng  cần thiết để cấp nước cho vùng nuôi. Từ đó lựa chọn được máy bơm nước Ebara có công suất phù hợp cho việc cấp nước.

 

b) Về giải pháp thiết kế

Giải pháp thiết kế được lựa chọn phải chứng minh  là phù  hợp  với quy mô,  tính chất  công trình, mang lại hiệu quả về kinh tế – kỹ thuật. Đồng thời tiếp tục nghiên cứu và áp dụng những tiến bộ mới của khoa học kỹ thuật để công trình ngày càng hoàn thiện, bền vững, sử dụng nhiều vật liệu địa phương, giá thành hạ, dễ dàng vận hành và duy tu, sửa chữa.

 

c) Về giải pháp thi công

Phù hợp với điều kiện vừa thi công vừa sử dụng, mặt bằng thi công chật hẹp, thường xuyên bị tác động bởi thủy triều và khả năng đáp ứng của các phương tiện vận chuyển, tải trọng cho phép của đường giao thông. Đồng thời phải phù hợp với năng lực máy móc, thiết bị, con người của các nhà thầu địa phương.

 

d) Về giải pháp quản lý

Đơn  giản,  dễ  dàng  vận  hành,  tháo  lắp  sửa chữa và thay thế vật tư. Có các công trình kiểm soát  và  đo  lưu  lượng  để  làm  cơ  sở  xác  định lượng nước tiêu thụ của từng ao nuôi.

 

Xem thêm:

Thư viện CAD 20 loại máy bơm nước cố định

 

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Chọn nguồn nước cấp

  • Vị trí lấy nước: lấy nước từ biển bằng trạm bơm,  vị  trí  đặt  trạm  bơm  nằm  sát  mép  nước biển,  tại  thôn  Kim  Giao  Thiện,  xã  Hoài  Hải, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.
  • Chất  lượng  nguồn  nước:  đã  lấy  03  mẫu nước để thí nghiệm các chỉ tiêu lý – hóa, các kết quả cho thấy tại khu vực lấy nước chất lượng nguồn nước biển ven bờ rất tốt, đảm bảo các chỉ tiêu phục vụ NTTS.
  • Trữ lượng: do lấy nước trực tiếp từ biển nên trữ lượng nước là tương đối dồi dào.

 

Tính toán  nhu  cầu dùng  nước và chọn thông số bơm

Tính toán nhu cầu dùng nước là để xác định công suất trạm bơm, chọn số lượng máy bơm và  đường  ống  cấp  nước  cho  các  tiểu  vùng dùng nước.

 

Bảng 1. Nhu cầu dùng nước qua từng giai đoạn phát  triển  của tôm (tính cho 1ha tôm)

 

 

1Viện Đào tạo và Khoa học ứng dụng miền Trung

Từ khóa:  Cấp nước, trạm bơm nước biển, nuôi trồng thủy sản, Hoài Hải, Hoài Mỹ.

 

Ý kiến bình luận



Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *