Contactor (Khởi động từ) là gì ?
Xem lại định nghĩa: khởi động từ là gì
Các thông số cơ bản để tính chọn Contactor
- Điện áp Ui: là điện áp chịu được khi làm việc của contactor, nếu vượt quá điện áp thì contactor sẽ bị phá hủy, hỏng.
- Điện áp xung chịu đựng Uimp: là khả năng chịu đựng điện áp xung của contactor
- Điện áp Ue: giải điện áp mà contactor chịu được, trên mỗi contactor thời ghi rõ dải dòng và áp làm việc mà nó chịu đựng được
- Dòng điện In: là dòng điện chạy qua tiếp điểm chính của contactor khi làm việc (tải định mức và điện áp định mức)
- Dòng điện ngắn mạch Icu: dòng điện mà contactor chịu đựng được trong vòng 1s, thường nhà sản xuất cung cấp theo loại contactor.
- Điện áp cuộn hút Uax: theo mạch điều khiển ta chọn, có thể là DC, AC, 110V hay 220V
Cách tính và chọn Contactor
Điện áp điều khiển
Chọn dòng điện phù hợp
P = √3UIcosφ ⇒ I = P/(√3Ucosφ)
- I : Dòng điện động cơ sử dụng (dòng điện định mức )
- P : Công suất động cơ, tính bằng oát (W) – Thông số này thường được ghi ở nhãn gắn trên vỏ động cơ, Nếu vỏ động cơ ghi là HP (mã lực – là đơn vị đo công suất của Anh) thì 1HP = 0.75 KW= 750W
- U : Điện áp sử dụng được đo giữa 2 pha. Thông số này được ghi trên nhãn gắn ở vỏ động cơ và cũng chính là nguồn điện bạn cấp cho động cơ. Nếu động cơ 3 pha 380V thì U=380V. Nếu động cơ 3 pha 200V thì U=200V, …
- Cosφ : Hệ số công suất.
I = P/(√3x380x0.8) ≈ P/526,5
- Dòng điện định mức ≈ Công suất định mức x 1.9
- Dòng điện của Contactor = Dòng điện định mức x Hệ số khởi động (hệ số khởi động = 1.2 ~ 1.5)
P = UIcosφ ⇒ I = P/(Ucosφ)
- I : Dòng điện động cơ sử dụng
- P : Công suất động cơ , tính bằng oát (W)
- U : Điện áp sử dụng được. Thường thì ở Việt Nam chỉ có động cơ 1 Pha 220V. Nên U=220V
- Cosφ : Hệ số công suất. Hệ số công suất ở đây vẫn là 0.8
I = P/(220×0.8) ≈ P/176
- Dòng điện ≈ Công suất x 5.68 (Dòng điện lớn hơn rất nhiều so với động cơ 3 pha cùng công suất ≈ 3 lần)
- Dòng điện của Contactor = Dòng điện định mức x Hệ số khởi động (hệ số khởi động = 1.2 ~ 1.5)